Sự tồn tại “cái tôi” trong mỗi người là lẽ tự nhiên. Nhưng nếu “cái tôi” quá lớn sẽ tự mình làm mình đ.au khổ, những khổ đa.u bất an đều xuất phát từ “cái tôi” quá lớn, cho nên chỉ nên tôn trọng, chớ TÔN SÙNG …
Người có “cái tôi” quá lớn, là người luôn xem mình là nhất, không chịu thua k.ém bất cứ ai. Trong bất kỳ công việc nào họ đều cho mình là đúng, không chịu lắng nghe, không chấp nhận cái sai của mình, từ đó hình thành tính cách k.i.êu ng.ạo, h.ố.ng h.á.ch b.ảo th.ủ cố chấp, nếu n.óng .nảy không kiểm soát được bản thân có thể gây h.ọa làm khổ mình khổ người khác.
Những người có “cái tôi” quá lớn, họ rất ít khi để tâm đến suy nghĩ cảm xúc người khác. Họ luôn cho mình là đẹp là sang, là giỏi là hay, là đỉnh là chóp, còn người khác không là gì..
Khiêm tốn mới là đỉnh cao của sự hiểu biết. “Bông lúa chín là bông lúa cúi đ.ầu. Khiêm tốn bao nhiêu còn chưa đủ, tự kiêu một chút cũng là thừa”. Cuộc sống không nhất thiết điều gì cũng phải tranh luận đúng sai, cao thấp cho bằng được. Đối nhân xử thế, buông bỏ “cái tôi” có chấp, hãy lắng nghe để thấu hiểu, nhìn lại mình để điều chỉnh cân bằng bản thân, đây là lựa chọn của người có trí tuệ.
Một người trở nên thành hay b.ại, hạnh phúc hay kh.ổ đ.au, vui vẻ hay u uất đa phần phụ thuộc vào “cái tôi” trong chính bản thân họ. Có câu tính cách con người tạo nên số phận.
“Cái tôi” quá lớn chính là rào cản ngăn bạn phát triển bản thân. Hãy cùng hóa giải “cái tôi” quá lớn của mình để sống hạnh phúc thành công trong cả sự nghiệp và cuộc sống bạn nhé!